Thời đại công nghệ 4.0 ngày càng phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp đều phải thay đổi để phù hợp với xu hướng thời đại. Hoạt động marketing nội bộ trong doanh nghiệp ngày càng được chú trọng đầu tư kỹ càng. Vậy bạn đã hiểu Marketing nội bộ là gì? và trong doanh nghiệp nó quan trọng như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bài viết này.
MỤC LỤC
1. Marketing nội bộ là gì?
1.1. Khái niệm Marketing nội bộ
Marketing nội bộ được hiểu là nhà quản trị marketing xây dựng các hoạt động marketing dài hạn bên trong doanh nghiệp, nó nhất quán với kế hoạch marketing của thị trường bên ngoài doanh nghiệp.

Marketing nội bộ là một quá trình phát triển, tạo động lực và giữ gìn những nhân viên có chất lượng thông qua những thái độ của họ trong công việc.
Marketing nội bộ là một quá trình diễn ra liên tục trong một doanh nghiệp hay một tổ chức từ đó mà quá trình chức năng đi đúng hướng, khuyến khích và thúc đẩy nhân viên ở mọi cấp độ quản lý, mục đích cuối cùng là tạo nên sự hài lòng cho khách hàng.
1.2. Vai trò Marketing nội bộ
Marketing nội bộ giúp xây dựng văn hoá và củng cố các giá trị của tổ chức và công ty. Mỗi một nhân viên đều là bộ mặt của công ty, do đó họ phải nhận thức được tầm quan trọng của bản thân trong việc củng cố các giá trị văn hoá cốt lõi của công ty.
Marketing nội bộ tạo luồng thông tin hằng ngày, là sợi dây liên kết giữa các nhân viên và nhà quản trị. Marketing nội bộ giúp nhân viên có thể nắm bắt mọi thông tin từ cấp trên và ngược lại, mọi suy nghĩ, nguyện vọng của nhân viên đều được cấp trên giải đáp và tìm ra hướng giải quyết.
Marketing nội bộ giúp giữ chân người tài, hầu hết mọi người đi làm để nhận lương, tiền thưởng. Nhưng với một môi trường làm việc quá gò bó, môi trường ngột ngạt hay bất một lý do nào khác thì tiền lương, thưởng không quyết định giữ họ lại. Tiền không phải là lý do duy nhất để họ có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Thời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều đối thủ trong thị trường tình trạng nhảy của nhân viên ngày càng cao. Họ muốn tìm một môi trường mới để thử sức, vậy nên marketing nội bộ được doanh nghiệp chú trọng xây dựng văn hoá, môi trường làm việc, đãi ngộ, thăng tiến.

2. Nội dung marketing nội bộ
2.1. Nghiên cứu marketing nội bộ
Nhu cầu của nhân viên được thể hiện qua các nguyện vọng, mong muốn được đáp ứng tại nơi làm việc. Do đó, các nhà quản trị phải nắm bắt kịp thời mong muốn của nhân viên.
Nhu cầu có thể được làm chủ chính mình, tự do sáng tạo và có quyền quyết định khi thực hiện nhiệm vụ công việc. Nhu cầu chứng tỏ bản thân để được thăng tiến trong công việc. Nhu cầu được đảm bảo an toàn, quyền lợi, trợ cấp khi làm việc trong doanh nghiệp.
Mức độ hài lòng của nhân viên được coi là một tiêu chí đánh giá sự thành công của marketing nội bộ. Nghiên cứu mức độ hài lòng của nhân viên trong tổ chức đối với công việc khi biết được nhu cầu và mong muốn của họ để áp dụng các chính sách phù hợp. Đánh giá các yếu tố quyết định gắn bó với công ty của nhân viên.
2.2. Phân đoạn marketing nội bộ
Phân theo thời gian làm việc: Mỗi một doanh nghiệp đều có những khung giờ làm việc quy định, có các ca làm việc, điều này giúp nhân viên nắm rõ được thời gian và lịch làm việc của mình, chủ động trong các tình huống phát sinh và hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc.
Phân theo những lợi ích bổ sung: Việc phân bổ này kích thích nhân viên hoàn thành công việc đạt chỉ tiêu. Đồng thời khuyến khích nhân viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn,… để nâng cao hiệu quả năng suất làm việc.
2.3. Các chương trình trong marketing nội bộ
2.3.1. Tuyển chọn nhân viên
Tuyển dụng là khâu đầu vào của một doanh nghiệp, là tiến trình định vị và thu hút các ứng viên ứng tuyển vào các vị trí còn trống trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần xem xét kỹ những người có nhu cầu ứng tuyển như: kiến thức, kỹ năng, tố chất, thái độ. Các tiêu chí đưa ra dựa trên môi trường làm việc của tổ chức, trên cơ sở mô tả công việc của vị trí tuyển dụng.
2.3.2. Phát triển chương trình định hướng cho nhân viên
Các chương trình tuyển dụng, cách quản lý nhân sự trong doanh nghiệp cần được lên kế hoạch chi tiết và chỉnh chu. Quy trình đào tạo nhân viên bài bản để giúp họ hiểu được môi trường, các giá trị và lịch sử văn hoá công ty. Đồng thời nhân viên cần nắm rõ cách làm việc của nhà quản trị để có thể làm việc một cách hiệu quả trong doanh nghiệp.
2.3.3. Xây dựng và định hướng phong cách cho nhân viên
Bất kỳ vị trí nào mỗi cá nhân đều phải xây dựng cho mình một hình ảnh chuyên nghiệp trong công việc cũng như trong mối quan hệ. Tính chuyên nghiệp là tiêu chí hàng đầu quyết định sự thành công của một doanh nghiệp hay khả năng thăng tiến của bản thân.
Để có được cần có sự kết hợp giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để tạo ra một tác phong làm việc chỉnh chu, khéo léo trong giao tiếp. Tính chuyên nghiệp thể hiện qua cách làm việc có kế hoạch, tinh thần trách nhiệm trong công việc hay với bất cứ lời mà mình đã nói ra, chuyên tâm trong công việc.
2.3.4. Tăng cường đào tạo chuyên môn cho nhân viên
Đào tạo nhân viên là chìa khóa phát triển bền vững một doanh nghiệp. Nó đóng vai trò then chốt trong việc tăng lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động. Đối với doanh nghiệp đào tạo nhân lực giúp nâng cao trình độ, nhận thức, năng lực làm việc của nhân viên đem lại hiệu quả trong công việc.
3. Phạm vi của marketing nội bộ

Để đưa ra những tiêu chuẩn cao trong chất lượng dịch vụ khách hàng, marketing nội bộ cần tập trung vào các hoạt động tiếp thị hiệu quả, đào tạo đội ngũ nhân viên chuẩn mực. Điều này góp phần tạo ra sự đồng điệu với yếu tố bên ngoài nơi khách hàng có nhu cầu giải quyết với bên trong nơi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đem đến các dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Quản trị sự đổi mới trong các kế hoạch marketing nội bộ. mỗi ngày các nhân viên đều có có những sáng tạo mới mẻ để bắt kịp và thay đổi cho phù hợp với kế hoạch marketing cần có sự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ. Mọi thay đổi đều nhằm đến mục đích cung cấp các tiện ích, nhanh chóng đến với từng bộ phận, nhân viên trông công ty.
4. Các phương thức để marketing nội bộ hiệu quả
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có các công cụ giao tiếp trực tuyến. Đây là nơi tốt nhất để mọi người trao đổi công việc nhanh nhất và lượng người nắm bắt thông tin chính xác bất kỳ nơi đâu. Điều này tiết kiệm chi phí đi lại cho nhân viên khi không có mặt tại công ty, chi phí truyền thông của công ty.
Thường xuyên phát hành những ấn phẩm nội bộ, các sự kiện, bản tin,… để gia tăng tính liên kết giữa các nhân viên. Đây là nơi mọi nhân viên có thể tìm hiểu, biết rõ hơn về văn hoá công ty cũng như các lãnh đạo các phòng ban, cách liên lạc giữa lãnh đạo và quản lý, các chương trình sẽ diễn ra trong công ty.
Tổ chức các sự kiện, kỳ nghỉ cho nhân viên ngoài trời là dịp để mọi người mong chờ. Nó tạo ra không gian để mọi người tương tác với nhau, trao đổi thông tin dễ dàng, nhanh chóng, tăng phần gắn bó. Đây là cơ hội để mọi người có thể chia sẻ, hiểu nhau hơn cả về công việc lẫn đời sống hằng ngày.
Đối với một nhà quản trị marketing việc xây dựng marketing nội bộ trong doanh nghiệp là điều rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến quá trình xây dựng kế hoạch marketing. Vivureviews mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc hiểu hơn về marketing nội bộ là gì? và những vấn đề liên quan đến marketing nội bộ trong doanh nghiệp.