Trong quá trình học tập và làm việc, mỗi người đều cần tìm hiểu và nắm bắt một lượng lớn thông tin. Vậy cần làm gì để có thể làm được điều đó một cách dễ dàng hơn là câu hỏi mà rất nhiều người đang tìm lời giải đáp.
Việc sử dụng chunking là một trong những giải pháp hữu dụng và có lẽ cũng là câu trả lời tuyệt nhất cho câu hỏi trên. Vậy, chunking là gì? Ngay sau đây, xin mời các bạn cùng đọc bài viết này để tìm hiểu rõ hơn về chunking.
MỤC LỤC
1. Định nghĩa chunking là gì?
Chunking là một thuật ngữ tiếng anh biểu thị sự phân khúc. Tuy nhiên, ở đây, chunking được hiểu là một phương pháp xử lý hoặc một phương thức ghi nhớ thông tin bằng cách chia nhỏ thông tin thành các nhóm nhằm hỗ trợ con người trong việc ghi nhớ, tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng hơn.
Một cách tổng quan thì chunking chính là phương pháp tối ưu trong việc phân khúc nội dung một cách ngắn gọn, súc tích mà vẫn đảm bảo sự logic, tránh lan man, dài dòng, gây khó hiểu.

2. Vai trò của chunking trong cuộc sống
Vậy chunking đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống hiện đại ngày nay? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
2.1. Chunking trong giao tiếp
2.1.1. Nội dung giao tiếp
Khi bắt đầu một cuộc nói chuyện, bạn sẽ có suy nghĩ nên nói điều gì trước, điều gì sau; điều gì cần thiết, điều gì không cần thiết. Sau khi phân loại cơ bản như vậy, bạn sẽ nói như thế nào, diễn đạt câu từ, thứ tự nội dung ra sao để người tiếp nhận có thể hiểu được vấn đề bạn muốn truyền đạt. Và việc phân loại những thông tin như thế cần có sự can thiệp của chunking. Nếu bạn biết cách áp dụng chunking trong giao tiếp, bạn dễ dàng có thể truyền đạt được đầy đủ thông tin một cách ngắn gọn, dễ hiểu, nhận lại sẽ là sự tiếp nhận tích cực, tán dương đến từ mọi người.
Việc phân khúc thông tin cũng giúp cho bạn trở nên nghiêm túc trong cách suy nghĩ, logic trong sắp xếp thông tin, là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của bạn.
2.1.2. Thái độ, phong thái giao tiếp
Bạn hay bất kỳ ai đều sẽ cảm thấy chán nản và không muốn nghe nếu người truyền đạt thông tin đến bạn nói quá dài dòng, không ngắt nghỉ và lan man nội dung. Thay vì vậy, hãy biết cách tóm tắt nội dung với những keyword, nội dung đúng và đủ, truyền đạt ngắt nghỉ đúng chỗ. Muốn làm được như vậy, chúng ta không thể nào không sử dụng đến chunking.
Tôi nêu lên một ví dụ đơn giản. Bạn đi làm trễ vì trời mưa lớn, thay vì nói: “Tôi đang đi trên đường thì trời mưa lớn nên tôi đã dừng lại mua một chiếc áo mưa ở tiệm tạp hóa gần nhà, tôi đứng chờ mưa ngớt nhưng sau đó lại bị tắc đường nên đến trễ” thì bạn có thể nói: “Tôi gặp mưa lớn trên đường nên đến hơi trễ”. Vì vốn dĩ chúng ta vẫn biết, đường phố giờ cao điểm ngày mưa đều có hiện trạng tắc nghẽn tại rất nhiều điểm.
Một điểm cộng dành cho Chunking, khi người biểu đạt sử dụng phương pháp này sẽ tránh được việc bị hụt hơi hay quên nội dung cần truyền đạt giữa chừng. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến cuộc truyền đạt.

2.2. Chunking trong học tập và làm việc
2.2.1. Chunking trong học tập
Nhắc đến Chunking có thể nhiều bạn vẫn sẽ cảm thấy khó hiểu, nhưng sau khi tôi nói ra điều này, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy không còn xa lạ nữa. Một trong những hình thức của chunking chính là sơ đồ cây chúng ta vẫn thường dùng để hệ thống nội dung sau mỗi tiết học. Đa số chúng ta ở đây đều phải công nhận về sự hữu ích cũng như tính bao quát của nó.
Học sinh, sinh viên mỗi ngày đến giảng đường đều cần tiếp thu rất nhiều kiến thức từ nhiều môn, không thể ghi nhớ hết toàn bộ kiến thức đó trong một khoảng thời gian ngắn, đặc biệt là việc ôn lại toàn bộ chúng vào trước mỗi kỳ thi. Việc hệ thống lại, chia nhỏ kiến thức và đọc đi đọc lại nhiều lần sẽ giúp chúng ta có trí nhớ, tư duy một cách logic về các nội dung đã học.
Sau khi bạn hệ thống, phân khúc được kiến thức thì việc ghi nhớ cũng như giao tiếp của bạn cũng tự tin hơn.

2.2.2. Chunking trong làm việc
Áp lực về khối lượng công việc chắc hẳn không còn xa lạ với chúng ta, từ học sinh, sinh viên đi làm thêm; nhân viên văn phòng; công chức nhà nước;…. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ đều có những lượng công việc nhất định hay những deadline phải hoàn thành. Ngay khi đọc xong bài viết này, đừng chần chừ gì mà hãy nhanh tay áp dụng phương pháp chunking sắp xếp công việc một cách hợp lý với bạn, đẩy nhanh tiến độ làm việc để thấy được hiệu quả.
Đối với những bạn làm thiên về các ngành giao tiếp nhiều như nhân viên kinh doanh, lễ tân, marketing,… thì ghi nhớ thông tin là việc vô cùng cần thiết. Bằng chunking, tôi tin bạn và tôi đều làm được.

3. Làm thế nào để có thể sử dụng chunking một cách hiệu quả?
3.1. Kết hợp chunking cùng những phương pháp ghi nhớ khác
Bạn không thể cứ ngồi hay đứng mãi trong nhà để ghi nhớ hay học thuộc toàn bộ các nội dung đã được phân khúc. Khi ngồi quá lâu sẽ khiến bạn có cảm giác mệt mỏi, uể oải và không muốn tiếp tục. Thay vào đó, bạn chỉ nên tập trung tầm 40-50 phút, sau đó nghỉ ngơi thư giãn một chút bằng cách nghe vài điệu nhạc nhẹ nhàng, hay tập một số động tác thể dục cơ bản, hay đơn giản là đứng lên đi lại. Khi thư giãn xong sẽ giúp bạn lấy lại được tinh thần để tiếp tục công việc.
3.2. Sắp xếp nội dung từ nhỏ đến lớn, từ bao quát đến chi tiết
Khi cần ghi nhớ một mảng nội dung hay kiến thức lớn, hãy phân khúc một cách logic, từ cơ bản đến phức tạp, từ nhỏ đến lớn, từ nguyên nhân đến kết quả, sao cho các nội dung được phân khúc có liên kết mắt xích với nhau. Tuy nhiên, không nên chia nội dung quá nhỏ, chúng ta chỉ nên chia tầm 6-9 mục, tiểu tiết quá đôi khi sẽ khiến bạn bị rối. Làm được điều đó, bạn mới có thể dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ.
Không phải nội dung nào cũng có thể phân khúc hay chia nhỏ, vậy nên, trước khi bắt tay vào sử dụng chunking, hãy đọc lại và xem xét thật kỹ.
Không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng phương pháp này, ví dụ đơn giản như những người mắc hội chứng Alzheimer.
3.4. Tìm hiểu thông tin trước khi chunking
Trước khi chunking, hãy tìm hiểu xem mức độ cần thiết của nội dung nhỏ với nội dung thực sự cần truyền đạt đến người nghe.
Bạn cũng nên tìm hiểu mục đích hoặc nội dung thực sự người cần tiếp nhận muốn. Theo xu thế hiện nay, đa phần người tiếp nhận không muốn đọc hay nghe quá nhiều những điều không cần thiết với vấn đề họ tìm kiếm. Hãy tìm hiểu thông tin một cách tỉ mỉ, vì đây là bước cơ bản, cũng là bước đệm cho bạn để ghi nhớ cũng như truyền đạt thông tin.

4. Ứng dụng thực tiễn của chunking trong cuộc sống hiện đại
Đầu tiên không thể không kể đến, chunking mang lại hiệu quả tương đối lớn trong quá trình truyền tải thông tin giữa con người với con người, chính vì vậy, vô hình dung, chunking phổ biến rộng rãi ở mọi nơi.
Thứ hai, trong quá trình đàm phán, chunking giúp các bên có thể hiểu rõ hơn về đối phương, đưa ra được luận điểm cho riêng mình, từ đó tìm cách giải quyết cũng như các BATNA phù hợp.
Chunking giúp người truyền đạt tự tin trong giao tiếp, nắm bắt rõ tình hình; không chỉ vậy còn giúp cả người truyền đạt và người tiếp nhận có động lực tiếp thu. Người tiếp nhận tiếp thu tích cực giúp người truyền đạt có động lực tìm hiểu, nắm bắt, sắp xếp nhiều thông tin một cách hợp lý. Ngược lại, nếu người tiếp thu cảm thấy nhàm chán, người truyền đạt sẽ tự động tìm hiểu tại sao nội dung truyền đạt lại khiến người nghe không hứng thú, cuối cùng tìm ra mấu chốt, điểm đồng điệu để đưa ra một thông tin phù hợp, hoàn hảo nhất.
Như vậy, qua bài viết này, vivureviews.com nghĩ rằng bạn đọc đã hiểu được chunking là gì. Chunking hiểu đơn giản là một phương thức ghi nhớ thông tin bằng cách phân khúc thông tin thành các nhóm nhỏ nhằm hỗ trợ con người ghi nhớ, tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng hơn. Chunking cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đồng thời, qua bài viết này, bạn đọc cũng có thể xách tay cho mình những lưu ý sử dụng chunking để mang lại hiệu quả cao nhất. Mong rằng những thông tin tôi cung cấp trong bài viết sẽ có ích với bạn đọc. Trân trọng.