OEM là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người. OEM và ODM có gì khác nhau? Doanh nghiệp nên chọn chiến lược truyền thống, hay OEM hay ODM? Ưu điểm của mô hình OEM là gì và ODM ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

MỤC LỤC
OEM là gì?
OEM là viết chữ cái viết tắt của Original Equipment Manufacturer, đây là một dạng công ty chuyên sản xuất những bộ phận và thiết bị sau đó có thể được bán, kinh doanh bởi một doanh nghiệp khác trên thị trường.
OEM là từ dùng để chỉ những sản phẩm được sản xuất dựa trên những thiết kế mẫu, theo thông số kỹ thuật có sẵn, đơn hàng tù phía một công ty khác.
Để dễ hiểu, bạn có thể tưởng tượng như sau: Một công ty A, sản xuất phụ tùng theo thiết kế có sẵn, theo thông số được quy định, sau đó bàn giao lại cho công ty B và bán ra dưới danh tiếng của công ty B.
Đôi nét về hàng OEM
Hàng OEM là hàng chất lượng. Đây là những máy móc, bộ phận, thiết bị riêng lẻ, được nhập từ các nhà sản xuất gốc. Sau đó được lắp ráp thành các sản phẩm hoàn thiện và được bán ra thị trường với danh nghĩa sản phẩm của bên đặt hàng.
Công ty đặt hàng có trách nhiệm gửi mẫu thiết kế chung, gửi thông số sản phẩm, sau đó giám sát quá trình làm ra sản phẩm của đơn vị sản xuất.
Ngược lại, về phía nhà sản xuất, họ cũng có những cam kết ràng buộc riêng trong điều khoản quy định. Đó là không được phép bán ra thị trường các sản phẩm đơn lẻ này. Và chỉ có một nhiệm vụ là sản xuất theo đơn đặt hàng.

Ví dụ tiêu biểu về OEM
Một ví dụ cho mô hình này đó là Foxconn và Apple. Chúng ta đều biết những chiếc Iphone được bán ra thị trường với danh nghĩa của Apple. Nhưng thực tế, những linh kiện để cấu thành nên chiếc Iphone đó là do Foxconn sản xuất. Phía Apple nghiên cứu công nghệ, gửi mẫu mã, thông số kỹ thuật của linh kiện, phía Foxconn sản xuất theo đơn hàng, sau đó bàn giao cho phía Apple phân phối, bán ra thị trường.
ODM là gì?
ODM theo tiếng Anh nghĩa là Original Designed Manufacturer tạm dịch là nhà thiết kế sản phẩm gốc. Đây là dạng công ty chuyên nhiệm vụ thiết kế các sản phẩm dựa trên ý tưởng, mong muốn của khách hàng. Hiểu một cách đơn giản, một công ty A, đã có ý tưởng, nhưng không thể phác họa nó thành sản phẩm hoặc không thể đưa ra hình thù một sản phẩm, thì họ sẽ nhờ đến một công ty ODM.
Công ty ODM sẽ có trách nhiệm hiểu ý tưởng của khách hàng, sau đó hiện thực, biến nó thành sản phẩm có hình thù rõ ràng, sát với mong muốn của khách hàng nhất.
Trong những năm gần đây, hình thức các công ty ODM đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Một công ty ODM có thể có nhiều đối tác khác nhau, nhận nhiều dự án cùng một lúc.
Tuy nhiên, thường thì các công ty ODM chỉ đơn thuần là công ty thiết kế, thiết kế nên mẫu mã của sản phẩm, không có chức năng sản xuất sản phẩm.
Chính vì thế, để có thể tạo sức hút với nhiều đối tác hơn, thì các công ty ODM thường mua lại các mẫu sản phẩm của một công ty khác, để có thể chứng tỏ cho khách hàng thấy được, họ hoàn toàn có thể làm được những sản phẩm như này. Các sản phẩm mua lại này nhiều khi sẽ được các công ty ODM đưa lên website của mình, như một lời “chào hàng” với khách hàng, rằng mình có thể có đủ năng lực, trình độ để thực hiện nên một sản phẩm như này

Sự khác nhau giữa OEM và ODM
Nhìn chung, về hai hình thức này, có thể khiến chúng ta dễ nhầm lẫn chúng với nhau. Tuy nhiên, giữa 2 khái niệm có sự khác nhau rõ ràng về bản chất. Và rõ ràng nhất có thể kể tới sự khác nhau như sau:
OEM trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, hình thành nên sản phẩm dựa theo thiết kế có sẵn.
ODM chỉ đơn thuần là một công ty thiết kế, không tham gia vào quá trình sản xuất, cấu thành nên sản phẩm.
Ưu – nhược điểm trong mô hình OEM
Ưu điểm của công ty OEM là gì
Lợi thế có thể nhận thấy rõ nét nhất trong mô hình kinh doanh OEM so với kinh doanh truyền thống đó là chi phí đầu tư. Một công ty ODM sẽ không cần phải bỏ ra số vốn đầu tư quá nhiều, toàn bộ mọi thứ như một đơn vị truyền thống. Họ có thể chia làm nhiều giai đoạn để đầu tư cho chi phí sản xuất. Chính vì thế, giá thành sản xuất ra một sản phẩm sẽ rẻ hơn.
Chi phí đầu tư ít, nên họ sẽ có thể triển khai nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau. Đồng thời, với lợi thế là chuyên sản xuất, gia công cho một sản phẩm được nghiên cứu trước, nên họ sẽ là những đơn vị tiếp cận các công nghê nghiên cứu mới nhất của bên đặt hàng
Về phía các công ty đặt hàng:
Họ cũng có thể nhận được những lợi ích từ mô hình này, đó là không phải đầu tư cho chi phí nhà xưởng, máy móc. Họ chỉ cần tập trung cho quá trình nghiên cứu, R&D và quảng bá sản phẩm ra thị trường. Việc không phải đầu tư về nhà xưởng, sẽ giúp họ giảm thiểu chi phí sản xuất xuống.
Tuy nhiên, với mô hình này, các công ty đặt hàng cần chọn đối tác thật kỹ lưỡng, vì chính họ sẽ là những người đầu tiên tiếp cận với công sức nghiên cứu, công nghệ của sản phẩm. Nên rất dễ có những trường hợp đánh cắp ý tưởng.

Ưu – nhược điểm trong chiến lược ODM
Trong hình thức này, điểm lợi đó là doanh nghiệp đặt hàng không phải lo bị mất cắp công nghệ cho một bên thú 3 như chiến lược OEM. Vì bản chất, một đơn vị ODM chỉ có chức năng thiết kế, phác họa lên hình thù sản phẩm. Không chịu trách nhiệm vào việc thiết kế, gia công sản phẩm. Chính vì thế, họ không thể nắm được những công nghệ trong đó.
Nhược điểm dễ nhận thấy trong chiếc lược này, đó là về mặt những thông số kỹ thuật. Đôi khi giữa công ty đặt hàng và bên phía công ty ODM không có sự nhất quán trong thông số sản phẩm, chính vì thế dẫn đến những việc khó khăn khi đưa sản phẩm sản xuất. Một lời khuyên đó là 2 bên cần đưa ra một giới hạn phạm vi được phép trong các thông số, để tránh gặp phải những khó khăn.
Kết luận
Như vậy, nhìn chung, hình thức này cũng sẽ có những ưu, nhược điểm của nó. Tùy vào tình hình doanh nghiệp sẽ chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất. Với bài viết trên, VivuReviews.com đã mang đến cho bạn khái niệm về OEM là gì? ODM là gì? Sự khác nhau giữa OEM và ODM cũng như ưu nhược điểm của hai hình thức OEM và ODM trong thị trường hiện nay. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết!
Xem thêm:
Cảm ơn bạn vì bài viết OEM là gì cũng như đã cho mình thấy được sự khác nhau giữa OEM và ODM. Cảm ơn vivureviews
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết! Nếu có thắc mắc bạn vui lòng để lại phản hồi phía dưới này nhe